Việc yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận sự việc diễn ra trên các phương tiện internet như: mail, facebook, zalo, web,.... để làm bằng chứng trước Tòa yêu cầu để làm sáng tỏ các vấn đề trong tranh tụng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục danh dự, nhân phẩm .. trong các trường hợp liên quan đến quyền nhân thân của đương sư, đã và đang trở thành vấn đề mới mẻ được quan tâm trong lĩnh vực lập vi bằng của Thừa phát lại.
Xem tiếp...Lập vi bằng ngay trước khi mọi dấu vết, thông tin bị xóa. Liên hệ ngay Văn phòng Thừa phát lại Khánh Dư để được hỗ trợ.
Xem tiếp...THÔNG BÁO
(V/v thay đổi trụ sở làm việc)
Văn phòng Thừa phát lại Khánh Dư đã chính thức chuyển trụ sở làm việc từ: số 15 Trần Khánh Dư, P.Xuân Khánh, Q,Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, địa chỉ mới tại: số 11 Ngô Hữu Hạnh, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
Xin thông báo đến Quý khách hàng, cơ quan để tiện liên hệ công việc.
Trân trọng!
Xem tiếp...THỪA PHÁT LẠI LÀ GÌ?
Thừa phát lại là một khái niệm khá mới mẻ và gây khó hiểu cho người nghe... Có những câu hỏi đặt ra là: Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại là ai? Và Thừa phát lại sẽ làm những công việc gì?
Từ thời Pháp thuộc đã tồn tại chức vụ Thừa phát lại và Thừa phát lại xuất phát từ Hán- Việt: thừa có nghĩa là thừa ủy quyền, thừa quyền; phát là phát ra, đưa đến tức là công việc của một người thực hiện theo lệnh của quan
Xem tiếp...Việc mua bán nhà, góp vốn kinh doanh đều có thể lập vi để bằng làm chứng cứ và có giá trị chứng minh khi xảy ra tranh chấp.
Xem tiếp...Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 25-27/3/2018 theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc thay mặt Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã tiến hành ký/trao một số văn kiện hợp tác về pháp luật và tư pháp với Bạn, đồng thời có các cuộc gặp song phương với Bộ Tư pháp, Hội đồng công chứng tối cao, Hội đồng thừa phát lại quốc gia của Bạn.
Xem tiếp...Thuật ngữ Thừa phát lại có lẽ xuất hiện ở Việt Nam song hành với việc Vua Tự Đức ký Hòa ước ngày 05/6/1862 nhượng cho Pháp 06 tỉnh Nam kỳ. Chế định Thừa phát lại ở Việt Nam đã tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và thời gian đầu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa mới giành được chính quyền (cho đến ngày 22/5/1950, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL). Ở miền Nam, chế định Thừa phát lại tiếp tục tồn tại đến năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thành công, đất nước thống nhất. Từ năm 2010, nghề Thừa phát lại được hình thành trở lại ở nước ta với định hướng xã hội hóa các hoạt động thi hành án và bổ trợ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Xem tiếp...Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã xác định:“Nghiên cứu việc xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp”. Chủ trương xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị, đó là:“Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”, mà cụ thể hơn là “nghiên cứu chế định Thừa phát lại: trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”. Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 24/2008/QH12
Xem tiếp...Ngày 23.11.2012, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, theo đó, việc thí điểm được tiếp tục đến 31.12.2015 và mở rộng trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tư pháp đã khẩn trương, chủ động phối hợp với Bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động và đã đạt được những kết quả nhất định trong các mặt công tác như: xây dựng Đề án, lựa chọn địa phương thí điểm; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại ở Trung ương; quán triệt triển khai thực hiện; xây dựng thể chế; hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, khảo sát, đôn đốc triển khai thực hiện; đào tạo nguồn, bổ nhiệm Thừa phát lại; thành lập, đăng
Xem tiếp...