TỐNG ĐẠT VĂN BẢN

Đặng Văn Luân – Hồ Thị Bé Ngoan

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự các cấp do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật (Khoản 3, Điều 2, Nghị định 61/2009/NĐ-CP). Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại được phép thực hiện việc tống đạt một số loại văn bản, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự. Để tìm hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ này cũng như phương thức thực hiện công việc của Thừa phát lại, chúng tôi sẽ đi vào phân tích một số nội dung cơ bản của vấn đề,

I. Các loại văn bản Thừa phát lại được tống đạt: (Điều 6, Thông tư liên tịch số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC).

(1) Tống đạt văn bản của Tòa án (trừ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao), bao gồm:

+ Giấy báo,

+ Giấy triệu tâp;

+ Giấy mời;

+ Quyết định đưa ra vụ án xét xử;

+ Bản án;

+ Quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án;

(2) Tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án, bao gồm:

+ Các quyết định về thi hành án;

+ Giấy báo;

+ Giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự.

(3) Tống đạt các văn bản/giấy tờ khác, bao gồm:

+ Quyết định hoãn phiên tòa;

+ Quyết định đình chỉ vụ án, tiếp tục giải quyết vụ án;

+ Quyết định gia hạn thời gian cung cấp chứng cứ.

II. Thủ tục tống đạt

(1) Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, bao gồm:

+ Thông báo cưỡng chế thi hành án;

+ Thông báo về việc kê biên tài sản;

+ Thông báo bán đấu giá tài sản;

+ Thông báo về việc giao nhận tài sản;

+ Thông báo về việc giải toả kê biên tài sản;

+ Thông báo về việc nhận yêu cầu thi hành án

+ Thông báo về việc nhận tiền, tài sản;

+ Thông báo về việc từ chối nhận yêu cầu thi hành án.

(2) Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định cùa pháp luật về tố tụng, bao gồm:

+ Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng;

+ Thủ tục tống đạt, thông báo phương tiện điện tử;

+ Thủ tục tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân;

+ Thủ tục tống đạt, thông báo cho cơ quan tổ chức;

+ Thủ tục niêm yết công khai;

+ Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

(3) Việc tống đạt được thực hiện theo biểu mẫu của Tòa án hoặc biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC, bao gồm:

+ Biên bản tống đạt;

+ Bảng kê văn bản, tài liệu tống đạt;

+ Biên bản tống đạt trực tiếp;

+ Biên bảng tống đạt qua người thân;

+ Biên bản tống đạt qua Trưởng khu vực, Tổ Trưởng dân phố;

+ Biên bản niêm yết;

+ Biên bản sự việc;

+ Biên bản giao nhận.

(4) Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC), bao gồm:

+ Việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.

VIETAD
VIETAD